Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
1.Nội dung hoạt động
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.
– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.
– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm; mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh; theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2.Bán sản phẩm bảo hiểm
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
- Thông qua đấu thầu;
- Thông qua giao dịch điện tử;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
– Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu; phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
3. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc; điều khoản bảo hiểm; mức phí bảo hiểm; số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
– Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.
– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
- Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.
- Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:
- Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
- Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi; và các rủi ro được bảo hiểm; quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…
- Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
4. Hoa hồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hay nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty; quý khách liên hệ LawKey để được tư vấn hỗ trợ thêm.