Kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy để hoạt động trong lĩnh vực này bạn cần thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải. 

I Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải

1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép.
2. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định.
3. Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải

a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu;

4. Quản lý lái xe kinh doanh vận tải

a) Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị theo mẫu quy định.;
b) Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;

c) Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.

5. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

a) Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành. Trường hợp đơn vị tự xây dựng thì phải đối chiếu và công bố tương đương với mức chất lượng quy định trong Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký tham gia khai thác tuyến còn phải đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định và thông báo đến bến xe hai đầu tuyến trước khi hoạt động vận chuyển.

6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

II Các loại hình kinh doanh vận tải

– Kinh doạnh vận tải hành khách theo hợp đồng
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố đinh
– Kinh doanh vẩn tải hành khách bằng xe taxi
– Kinh doanh vận tải khách du lịch
– Kinh doanh vận tải hàng hóa

III Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải

1. Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định.
2. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ).
3. Bản sao chứng thực văn băng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

– Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
– Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
– Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

4. Phương án kinh doanh vận tải.

IV Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải được chia ra hai nhóm doanh nghiệp là: doanh nghiệp Việt Nam – doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài:

Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải đa phương thức phải nộp ba bộ hồ sơ lên Vụ Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Vụ Giao thông vận tải kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và ký xác nhận đã nhận hồ sơ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Giao thông vận tải gửi hồ sơ đến các vụ, cục liên quan thẩm định.
Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 20 ngày.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi cho Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận.
Vụ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải đánh giá và trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 60 ngày.

Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải. Nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty; vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn hỗ trợ thêm.