Khái niệm chuyển giao công nghệ là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan và thực trạng vấn đề tại Việt Nam hiện nay. Một số vấn đề có liên quan khác. Bài viết sau của LawKey sẽ cụ thể những vấn đề trên giúp bạn đọc.
1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
– Chuyển giao công nghệ được điều chỉnh bởi Luật chuyển giao công nghệ 07/2017/QH14. Theo khoản 7 Điều 2 khái niệm:
– Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Trong đó:
Có thể chia ra ba loại hình chuyển giao theo phạm vi lãnh thổ
- Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
2. Hình thức chuyển giao công nghệ
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Phương thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
4. Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ
Bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
5. Đối tượng của chuyển giao công nghệ
Quy định về đối tượng của chuyển giao công nghệ từ Điều 9 đến Điều 11 Luật chuyển giao công nghệ.
a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao
– Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);
– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
b. Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao
là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;
c. Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao
Các trường hợp để nhằm mục đích sau sẽ bị cấm:
– Bảo vệ lợi ích quốc gia;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
– Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
– Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d. Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao
– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của LawKey về vấn đề Chuyển giao công nghệ là gì? – Những vấn đề pháp lý liên quan. Nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc nào hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty; liên hệ ngay LawKey để được tư vấn hỗ trợ thêm.