Cơ sở pháp lý

Cần làm gì khi chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác?

+ Theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Thông tư 37/2016/TT-NHNN việc điều chỉnh các sai sót được thực hiện như sau:

“Đối với Lệnh thanh toán sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ Người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không phải là thành viên gián tiếp thuộc đơn vị nhận lệnh, xử lý như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều này.”

  • Khi phát hiện ra việc chuyển nhầm tiền và tài khoản của người khác thì cần mang chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM cũng như hóa đơn chuyển khoản in ra từ máy ATM (nếu có) đến ngân hàng nơi đã chuyển tiền kèm theo cung cấp các thông tin về số tài khoản của bản thân, số tài khoản đã chuyển nhầm, số tài khoản thực tế phải chuyển và chữ ký của chủ tài khoản.
  • Ngân hàng tiến hành kiểm tra, rà soát dấu hiệu của việc nhầm lẫn, sai sót của giao dịch và thông báo đến chủ tài khoản đã nhận được số tiền chuyển nhầm và thực hiện việc đó là phong tỏa cũng như tạm khóa lại mọi giao dịch của tài khoản đó cho đến khi làm rõ, giải quyết xong những sai sót đang diễn ra.
  • Sau khi bị phong tỏa, tài khoản được chuyển nhầm sẽ bị Ngân hàng chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền- nếu tài khoản vẫn còn tiền. 

Còn trường hợp tài khoản không còn tiền mà đã được chủ tài khoản nhân rút ra thì Ngân hàng sẽ  tiến hành việc liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu phía bên kia trả lại số tiền đó.

Nếu phía Ngân hàng đã yêu cầu nhưng chủ tài khoản đã nhận nhầm không đồng ý trả lại thì phía chủ tài khoản bị chuyển nhầm sẽ yêu cầu Ngân hàng cung cấp các thông tin cá nhân có liên quan của chủ tài khoản được gửi nhầm để thực hiện việc khởi kiện ra tòa yêu cầu Tòa án giải quyết.

+ Bên cạnh đó, tại Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản như sau: 

  • Người nào chiếm hữu hay người nào sử dụng tài sản của người khác mà xác định đó không phải là tài sản của họ thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ sở hữu của khối tài sản đó. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu thì tiến hành việc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trông giữ, bảo quản.
  • Người nào được lợi về tài sản mà xác định được khối tài sản đó không phải của họ và đồng thời làm cho chủ sở hữu khối tài sản đó bị thiệt hại thì phải tiến hành hoàn trả lại khoản lợi đó cho người bị thiệt hại. 

 Trừ trường hợp được quy định trong điều 236 Bộ luật dân sự 2015.

+ Đối với người được nhận tiền do người khác nhầm lẫn chuyển thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển cho mình. Nếu không thực hiện thì người này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể, các mức phạt như sau:

  • Sử dụng trái phép số tiền mà biết là chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng;
  • Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:

  • Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác (Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015)
  • Sử dụng trái phép tài sản của người khác (Điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015)

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Chuyển khoản nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không? Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.