Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh như thế nào? Cơ sở sản xuất phải làm những gì?
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Luật an toàn thực phẩm năm 2010
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Tùy thuộc vào quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ tương ứng, phù hợp.
Nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp:
Bạn sẽ phải lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp. Về cơ bản, hồ sơ thành lập doanh nghiệp như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND hoặc Căn cước hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.
Nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh:
Hồ sơ thành lập bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực. Của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh. Hoặc của người đại diện hộ gia đình
- Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)
– Danh sách và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
♣ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba).
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
– Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp. Kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
♣ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất).
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy. Theo Mẫu 2.CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
– Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…). Thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng. Theo Mẫu 1.KHKSCL tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…). Thì nộp kèm bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
– Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
– Báo cáo đánh giá hợp quy. Theo Mẫu 5.BCĐG tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị. Mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định. Cơ quan chuyên ngành có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ:
Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ:
Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Gửi kết quả giải quyết về Trung tâm hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật). Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Bước 1: Người xin cấp Giấy phép nộp 2 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công (Phòng công thương).
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu hướng dẫn của Bộ Công Thương. Trường hợp từ chối cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
– Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để xem xét cấp lại.
– Thông tư 299/2016/TT-BTC quy định: “Phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: 1.100.000 đồng/lần thẩm định/hồ sơ”.
Trên đây là những thông tin về Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý; vui lòng liên hệ với Lawkey để được tư vấn hỗ trợ thêm.