Vấn đề giải thể công ty được quan tâm nhiều không kém thành lập doanh nghiệp. Vậy hiện nay pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
Giải thể công ty là gì?
Giải thể doanh nghiệp đồng nghĩa với việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Tại Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về vấn đề giải thể công ty.
Theo đó, đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Trong thực tế công ty có thể giải thể do tự nguyện. Hoặc cũng có thể do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Muốn giải thể doanh nghiệp cần tiến hành các bước như thế nào
Để có thể giải thể công ty thì doanh nghiệp cần tiến hành đầy đủ 5 bước sau:
Bước 1: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp
Đầu tiên doanh nghiệp cần đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiêp cũng phải niêm yết công khai thông tin tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Bước 2: Gửi công văn đến cơ quan hải quan
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong thời hạn từ 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tại cơ quan Thuế
Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại cơ quan Thuế để có thể được quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp. Tại cơ quan Thuế, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các công việc bao gồm:
+ Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế. Kèm theo là bản sao công chứng GCN Đăng ký kinh doanh và GCN Đăng ký thuế
+ Gửi công văn xin quyết toán thuế
+ Đóng các loại thuế còn nợ
+ Nộp phạt (nếu có)
Bước 4: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được quyết định đóng cửa Mã số thuế, Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Phòng ĐKKD. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cho Giấy tiếp nhận về việc giải thể.
Bước 5: Trả con dấu pháp nhân và GCN đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có phiếu tiếp nhận của Phòng ĐKKD, DN gửi hồ sơ xin trả dấu lên Công an tỉnh. Tiếp đến, Doanh nghiệp gửi Quyết định huỷ dấu này lên Phòng ĐKKD. Cuối cùng, doanh nghiệp chỉ cần chờ quyết định giải thể cuối cùng.
Sau 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản. Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể. Đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về giải thể công ty mà bạn đọc nên biết. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với Công ty Luật Lawkey qua số điện thoại 1900.25.25.11.