Hoạt động đối thoại được hiểu như thế nào? Khi giải quyết vụ án hành chính có bắt buộc phải tổ chức đối thoại không?
1. Đối thoại được hiểu là gì?
Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động giao tiếp bằng lời nói giữa người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan nhằm làm rõ các thông tin, chứng cứ và tìm kiếm sự đồng thuận ở những vấn đề mà các chủ thể tham gia đối thoại có lợi ích mâu thuẫn với nhau, tiến tới chấm dứt khiếu nại.
2. Hoạt động đối thoại trong khiếu nại lần đầu
Khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.”
Theo đó, trong thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thì hoạt động đối thoại không là bắt buộc vì chỉ khi yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại mới tổ chức đối thoại.
3. Hoạt động đối thoại trong khiếu nại lần hai
Khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại 2011 quy định là khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai
Mặt khác, Điều 39 Luật này quy định:”Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.”
Như vậy, đối thoại là hoạt động bắt buộc trong giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, đối thoại vẫn không phải là hoạt động bắt buộc trong giải quyết khiếu nại vì nó chỉ được tổ chức khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:
- Yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau
- Khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và thực hiện khiếu nại lần hai
Xem thêm:v Kiểm sát giải quyết vụ án hành chính đất đai
Trên đây là nội dung bài viết Hoạt động đối thoại có bắt buộc trong khiếu nại hành chính không? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.