Hành vi trốn thuế là một hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, theo đó, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ xử lý hình sự đối với doanh nghiệp.

Thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Các loại thuế như: thuế môn bài (được điều chỉnh bởi Nghị định 139/2016/NĐ-CP); thuế thu nhập doanh nghiệp (được điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi 2014); VAT (được điều chỉnh bởi Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi 2013); thuế thu nhập cá nhân (được điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân 2007).

Bên cạnh một số loại thuế doanh nghiệp nào cũng phải nộp còn có một số loại thuế khác chỉ những doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù mới phải nộp như:

  • Thuế tài nguyên: Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên (như khai thác khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí tự nhiên,… theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tài nguyên 2009 thì phải nộp thuế tài nguyên.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay… thì phải đóng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì phải chịu các loại thuế này.

Xử phạt hành vi trốn thuế trong pháp luật hành chính như thế nào?

Theo Thông tư 166/2013/TT-BTC, khi vi phạm nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo các hình thức sau đây:

  • Phạt cảnh cáo: Phạt cảnh cáo thường áp dụng cho những hành vi vi phạm hành chính về thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC, hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
  • Phạt tiền: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC, mức phạt tiền được xác định theo từng hành vi vi phạm cụ thể, mức độ vi phạm để xác định. Tuy nhiên, có thể phân thành các nhóm hành vi như sau: Hành vi vi phạm về thủ tục thuế; Hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Hành vi vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng

Khi nào thì xử lý hình sự hành vi trốn thuế ?

Theo quy định tại (Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015) về Tội trốn thuế thì người nào thực 01 trong 9 hành vi trốn thuế dưới đây, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc nếu dưới 100;.000.000 triệu mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng (trở lên) và bị phạt tù 03 tháng tù (trở lên) tùy theo mức độ vi phạm:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ khai thuế; Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp khi hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích:Giảm số tiền thuế phải nộp; Tăng số tiền thuế được miễn, được giảm, được khấu trừ hoặc được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Ngoài ra, theo Điều 200 dẫn chiếu đến Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế đó:

  • Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Cá nhân nào trong tổ chức doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự chính ?

Hiện nay, Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định cụ thể 9 hành vi trốn thuế cùng những điều kiện liên quan. Vậy nên, tất cả những cá nhân vi phạm điều khoản trên và có chứng cứ chứng minh hành vi đó, cơ quan điều tra sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự. Những cá nhân bị truy tố có thể là bất kỳ ai trong công ty, kể cả: Kế toán, kế toán trưởng, chuyên viên xuất nhập khẩu, đại diện pháp lý của doanh nghiệp trong việc ký hợp đồng, các Giám đốc hay cũng có thể là các  Thành viên trong Hội đồng thành viên, Cổ đông trong Đại hội đồng Cổ đông. Những cá nhân bị truy tố không nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện hành vi, mà có thể bị truy tố vì là Đồng phạm.

Trên đây là bài viết về việc công ty trốn thuế thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự chính. Nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc nào hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty; liên hệ ngay LawKey để được tư vấn hỗ trợ.