Cơ sở pháp lý

Ủy thác là gì?

Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005, ủy thác là việc giao cho bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Ủy quyền là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ủy quyền là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.

So sánh ủy thác và ủy quyền khác nhau như thế nào?

Để có thể phân biệt được ủy thác và ủy quyền, cùng xét trên các tiêu chí sau đây:

sttTiêu chíỦy thácỦy quyền
1Cơ sở pháp lýLuật thương mại năm 2005Bộ luật dân sự năm 2015
2Chủ thể thực hiện-Pháp nhân với pháp nhân.-Cá nhân với pháp nhân.Cá nhân với cá nhânPháp nhân với cá nhân
3Nội dung văn bảnHợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.Thường do hai bên tự thỏa thuận với nhau trong phạm vi quy định của pháp luật
4Thù lao thực hiệnThù lao thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác. Bắt buộc phải có thù lao.Hai bên tự thỏa thuận về thù lao.
5Giới hạn trách nhiệmChỉ được làm và chịu trách nhiệm trong phạm vi ủy thácChủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi  vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.Hai bên tự thỏa thuận với nhau về phạm vi ủy quyền.Và  bên được ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm nếu không có thỏa thuận nào khác

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Ủy thác và ủy quyền khác nhau như thế nào. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.